
Sau khi làm sạch mặt, bạn từng bước thoa serum, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, kem lót và kem nền. Tiếp theo, các nàng áp dụng phấn phủ rồi tán phấn mắt, kẻ eyeliner, thoa phấn má hồng và cuối cùng là tô son.
Dưỡng da trước khi trang điểm là một việc làm vô cùng quan trọng. Quá trình dưỡng da giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng da khỏe mạnh từ bên trong. Ngoài ra, dưỡng da trước khi trang điểm giúp làn da được bảo vệ tối ưu trước tác động của môi trường và mỹ phẩm trang điểm. Các sản phẩm dưỡng da chứa dưỡng chất và độ ẩm phong phú giúp cân bằng làn da dưới lớp trang điểm. Các dưỡng chất này hấp thụ vào da tạo lớp màn bảo vệ da luôn mịn màng, hạn chế tình trạng lớp nền bị khô nứt, không mềm mại. Hơn nữa, dưỡng da khi trang điểm còn có tác dụng giữ lớp nền lâu trôi suốt nhiều giờ mà không phải dặm lại phấn.
Cần làm sạch da trước khi trang điểm. Tẩy trang da kỹ càng sau khi trang điểm Sử dụng sản phẩm phù hợp với da mụn. Đảm bảo dụng cụ trang điểm luôn được làm sạch.
Theo các nghiên cứu và kiểm nghiệm, người ta tạo ra kết cấu của phấn nền đều có những thành phần hoạt chất giúp đảm bảo cho sự thông thoáng của da và tạo điều kiện thông thoáng cho các lỗ chân lông. Vậy nên, nếu bạn gặp vấn đề ở da, hãy lựa chọn sản phẩm phấn nền không sinh mụn trứng cá (non-comedogenic). Ngoài ra, cần lưu ý vệ sinh da sạch sẽ sau trang điểm
Thường để kiểm tra màu sắc của phấn nền, bạn nên xoa hoặc đánh thử một chút vào phía dưới má, khu xương quai hàm. Không nên thoa trên lòng cổ tay vì chỗ đó thường có màu trắng hơn so với màu da mặt bạn. Màu phấn nền phải luôn được đảm bảo là cùng một tông đồng nhất hoặc sáng hơn 1 tông màu với màu da bạn.
Dùng ngón tay tán phấn là phương pháp đơn giản nhất. Bạn chấm một ít phấn vào 2 bên má, trán, cằm rồi dùng một ngón tay xoa đều phấn ra khắp mặt. Bạn nên nhớ xoa thêm phấn ở cổ và hai bên tai để lớp phấn trông thật tự nhiên và không bị lộ so với màu da mặt. Ngoài cách sử dụng ngón tay, bạn cũng có thể dùng cọ phấn hay bông phấn để trang điểm. Dùng cọ phấn và bông phấn sẽ giúp phấn được tán đều hơn." Dùng ngón tay tán phấn là phương pháp đơn giản nhất. Bạn chấm một ít phấn vào 2 bên má, trán, cằm rồi dùng một ngón tay xoa đều phấn ra khắp mặt. Bạn nên nhớ xoa thêm phấn ở cổ và hai bên tai để lớp phấn trông thật tự nhiên và không bị lộ so với màu da mặt. Ngoài cách sử dụng ngón tay, bạn cũng có thể dùng cọ phấn hay bông phấn để trang điểm. Dùng cọ phấn và bông phấn sẽ giúp phấn được tán đều hơn.
Nếu sống ở vùng khí hậu nóng và ẩm ướt, bạn sẽ nhanh chóng toát mồ hôi mỗi khi ra ngoài. Để hạn chế điều này, cần sử dụng kem lót kỹ để giúp lớp trang điểm bám lâu hơn. Nên kết thúc lớp nền với phấn nền dạng bột để giúp da kiềm dầu và giữ được lớp trang điểm lâu hơn. Và đừng quên xịt khoáng sau khi hoàn tất make-up.
Cần làm sạch cọ để giúp loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn, hạn chế gây mụn cho da. Tần suất tốt nhất là hai tuần một lần. Thêm vào đó, cũng chỉ nên sử dụng bộ dụng cụ này trong khoảng thời gian hai năm vì lúc này bụi bẩn bám trên chúng khá nhiều và việc vệ sinh đơn giản không loại bỏ hết lượng vi khuẩn trên cọ.
Kẻ mắt dạng nước khó sử dụng vì chúng rất mảnh và chỉ một động tác nhỏ có thể khiến đường vẽ không như ý. Đầu tiên, học cách dùng chì kẻ mắt, sau đó là gel và cuối cùng khi đã thành thục hai loại trên, bạn hoàn toàn tự tin có thể áp dụng kẻ mắt dạng nước khéo léo. Tuy vậy, không nên mở mắt ngay sau khi vẽ eyeliner vì chúng cần thời gian khô.
Đối với da mụn, da thường xuyên bị tăng tiết dầu, bóng nhờn, vì thế nên dùng phấn phủ dạng bột vì loại này cho lớp phủ rất mỏng và nhẹ. Đặc biệt các phân tử của phấn phủ dạng bột có cấu trúc rỗng, giúp thấm hút dầu tốt, sẽ giúp cho lớp trang điểm thêm mịn màng, tự nhiên và duy trì dài lâu.
Mặc dù không trang điểm hay không sử dụng kem chống nắng, chỉ ở trong nhà nhưng mọi loại da vẫn thường tiết ra lượng dầu nhất định, kèm theo bụi bẩn trong không khí sẽ gây nên các chất bẩn bám bền trên da. Sữa rửa mặt là sản phẩm làm sạch không có ái lực với dầu, vì thế chỉ có thể cuốn trôi bụi bẩn, hồ hôi, không thể làm sạch bã nhờn, dầu thừa, trang điểm trên da. Trong khi đó, các sản phẩm tẩy trang có gốc dầu, dễ hòa tan, lấy đi các bã nhờn, dầu thừa cũng như các chất trang điểm. Chính vì thế, cần thực hiện bước làm sạch kép: tẩy trang và rửa mặt để làn da được tăng cường làm sạch, ngăn ngừa các tình trạng tắc nghẽn, duy trì nền tảng sức khỏe cho làn da.
Tẩy da chết có bào mòn da hay không thì phụ thuộc vào loại tẩy da chết mà bạn sử dụng, đặc biệt là tuần suất tẩy da chết nữa. Tẩy da chết có các loại là: tẩy da chết vật lý, tẩy da chết hóa học, tẩy da chết vật lý và hóa học Tùy theo loại da, tình trạng da mà sẽ nên lựa chọn sản phẩm loại bỏ tế bào chết khác nhau với thành phần và tỷ lệ phần trăm khác nhau cho phù hợp. Vì thế cần được thăm khám và tư vấn về sản phẩm loại bỏ tế bào sừng chết để phù hợp với làn da của riêng mình.
Nên sử dụng sản phẩm loại bỏ tế bào da chết phù hợp với từng vùng da khác nhau để đem đến hiệu quả và an toàn. Có thể sử dụng được tẩy da chết cho mặt để dùng toàn thân nhưng sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Không nên dùng nước nóng để rửa mặt. Nước nóng sẽ dễ khiến da bị mất lớp màng ẩm lipid tự nhiên trên da, dẫn đến tình trạng mất nước, da khô và bong tróc. Nên rửa mặt với nước ở nhiệt độ thường hoặc nước ấm nhẹ để duy trì làn da khỏe mạnh.
Tốt nhất cần được thăm khám, tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng da. Tuy nhiên có thể nên ưu tiên phục hồi da trước giúp da khỏe, giảm nhạy cảm kích ứng, sau đó là điều trị mụn và các vấn đề khác.
Sử dụng các sản phẩm trên theo thứ tự chính chính xác để da giữ được độ ẩm cần thiết cũng như kem trị mụn phát huy tối đa hiệu quả. Tùy theo cấu trúc và công dụng của sản phẩm mà có thể đưa ra quy trình sử dụng đúng đắn. Vì thế cần được tư vấn và hướng dẫn kỹ về cách sử dụng và quy trình sử dụng sản phẩm.
Bất cứ loại da nào cũng cần được cung cấp, duy trì và bảo vệ độ ẩm. Tùy theo loại da mà có thể lựa chọn các sản phẩm phù hợp với các thành phần chuyên biệt để có thể đem đến cảm giác dễ chịu cũng như sự cải thiện và ngăn ngừa các vấn đề có thể phát sinh trên da. Với loại da dầu, có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dành cho da dầu, cấu trúc nhẹ nhàng cùng các hoạt chất phù hợp để đem đến độ ẩm cùng cảm giác tươi mát, hạn chế tiết dầu và kiểm soát mụn có thể phát sinh trên da dầu.
Bất cứ loại da nào cũng cần được cung cấp, duy trì và bảo vệ độ ẩm. Tùy theo loại da mà có thể lựa chọn các sản phẩm phù hợp với các thành phần chuyên biệt để có thể đem đến cảm giác dễ chịu cũng như sự cải thiện và ngăn ngừa các vấn đề có thể phát sinh trên da. Với loại da dầu, có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dành cho da dầu, cấu trúc nhẹ nhàng cùng các hoạt chất phù hợp để đem đến độ ẩm cùng cảm giác tươi mát, hạn chế tiết dầu và kiểm soát mụn có thể phát sinh trên da dầu.
Nên tìm kiếm các sản phẩm chuyên dành cho làn da nhạy cảm có các thành phần giúp làm mát, làm dịu da, tăng cường sức khỏe cho da như rau má, lô hội, chiết xuất hoa cúc… Ngoài ra với làn da nhạy cảm cần lưu ý hạn chế các thành phần có khả năng gây kích ứng da như: parabens, dầu khoáng, chất tạo màu, chất tạo mùi, pegs...
Có các dạng thức kem chống nắng: chống nắng vật lý, chống nắng hóa học, chống nắng vật lý kết hợp hóa học. Mỗi loại sẽ có thể lý tưởng với tình trạng da khác nhau. Ngoài ra, kem chống nắng còn được điều chế với các cấu trúc khác nhau như kem, sáp, sữa, gel, phấn, dạng xịt. Vì thế tùy theo vùng da, loại da mà có thể sử dụng từng loại khác nhau Khi lựa chọn kem chống nắng cần quan tâm thêm về chỉ số chống nắng. Chỉ số chống nắng có thể dao động từ SPF15 PA+ đến SPF50+ PA+++ Dựa vào độ tiếp xúc với ánh nắng mà có thể lựa chọn chỉ số phù hợp.
Tác dụng bảo vệ chống lại tia UV của kem chống nắng được đánh giá thông qua xếp hạng SPF. Hiện nay tất cả các sản phẩm kem chống nắng đều có chỉ số SPF tối thiểu từ 15 trở lên. Bạn có thể sử dụng chỉ số chống nắng từ SPF15 PA+ đến SPF50+PA++++. Tuy nhiên khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng cần lựa chọn chỉ số chống nắng cao hơn so với việc chỉ ở trong nhà. Ngoài ra lưu ý cho dù thoa kem với chỉ số chống nắng cao nhưng cần thoa lặp lại khi vừa tiếp xúc với nước, ra mồ hôi, và sau 2-4 tiếng.
"– Hạn chế nổi mụn: do việc tẩy tế bào chết sẽ giúp bụi, vi khuẩn, dầu thừa đỡ kết hợp với tế bào chết gây sần sùi, bí lỗ chân lông, viêm nhiễm. – Mịn, trắng da: do tế bào chết lấy đi thì tế bào mới sẽ sản sinh, da non lên nên bề mặt da sẽ mịn màng, trắng sáng hơn."
Chỉ nên tẩy da chết body 1 tuần /lần vói những làn da thường hoặc da nhạy cảm, 2 lần với những người da khô, da dầu.
Da body mặc dù dày hơn những vùng da khác, nhưng vẫn cần sử dụng kem chống nắng để tránh tình trạng thương tổn, bỏng nắng, đồi mồi, sạm đen, không đồng đều màu da
Nên thoa kem body vào buổi tối sau khi đã tắm sạch. Khi cơ thể sạch sẽ thì kem body cũng dễ hấp thụ và thẩm thấu sâu hơn.
Thời gian hợp lý để dùng kem dưỡng da body cũng như kem dưỡng da mặt chính là buổi tối trước khi đi ngủ, thông thường là 11 giờ đêm. Đây là khoảng thời gian da thải độc tố ra ngoài. Đồng thời, các tế bào sinh trưởng phục hồi mạnh mẽ, tốc độ hấp thụ dinh dưỡng từ kem dưỡng da cao.
Lý do đầu tiên là không chống nắng đầy đủ, đúng cách cho làn da. Phải bôi kem chống nắng mỗi ra ngoài, tiếp xúc gián tiếp hay trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Bởi đây chính là tác nhân hàng đầu khiến da bị đen sạm, lão hóa nhanh hơn. Dưỡng trắng mà không chống nắng làm da dễ tổn thương, trở nên xấu xí. Thứ hai là do chị sử dụng mỹ phẩm có chất lượng không đảm bảo. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm dưỡng, tắm trắng, sáng da, thậm chí là thuốc tiêm, thực phẩm… để giúp da trắng nhanh chóng. Nhưng không phải sản phẩm nào cũng tốt, nếu không lựa chọn cẩn trọng sẽ khiến làn da dễ bị mỏng, yếu, dễ bị tổn thương, bắt nắng.
Không thoa kem dưỡng trắng khi da còn ẩm: Điều này sẽ khiến các dưỡng chất chất không thẩm thấu, phát huy hết tác dụng. Thậm chí còn gây nhờn rít, bụi bẩn dễ bám dính gây nên mụn, nám. Vậy nên hãy để da thực sự khô (nhưng không quá 5 phút) rồi mới thoa kem.
Luôn sử dụng kem chống nắng mỗi ngày để bảo vệ da khỏi sạm đen, lão hóa, cũng như căn bệnh ung thư da.
Các tế bào lớp đáy sản sinh ra tế bào mới, di chuyển dần lên tạo thành các tế bào lớp trên, cuối cùng thành lớp sừng và tróc ra khỏi da. Quá trình này thường mất khoảng 28 ngày (Trong đó tế bào di chuyển từ lớp đáy lên lớp sừng mất khoảng 14 ngày và mất thêm 14 ngày nữa để tróc ra khỏi da).
Viên uống trắng da và kem dưỡng trắng da toàn thân đều có cơ chế tác động lên da khác nhau. Nói cách khác, kem dưỡng trắng da phát huy hiệu quả sau khi bôi từ bên ngoài, thì viên uống trắng da lại thực hiện việc nuôi dưỡng và bảo vệ da từ bên trong. Nên kết hợp cả 2 nếu chị muốn da mau được cải thiện.
Tùy theo loại và cấu trúc tóc, loại da dầu, thời tiết và khí hậu sẽ có tần suất gội đầu khác nhau. Gội dầu giúp làm sạch tóc và da đầu, giúp tóc phát triển khỏe mạnh. Vì thế cần làm sạch tóc và da đầu kỹ để tránh các vấn đề không mong muốn xảy ra.
Nên chải sơ tóc với lược răng thưa giúp gỡ rối cho tóc, tóc suôn giúp hạn chế lượng tóc đứt gãy trong quá trình gội, và cả sau khi gội xong nữa.
Không nên chải tóc khi tóc còn đang ướt, bạn chỉ nên dùng lược sau khi đã làm khô tóc hơn 70%. Bởi lẽ tóc rất yếu, chân tóc đang “mở”, vì vậy khi bạn chải đầu ngay sau khi gội xong sẽ là tác nhân gây rụng tóc nhiều nhất.
Đa số lời khuyên cho tóc đều nghiêng về dùng nước lạnh. Lí do: nước lạnh có nhiều tác dụng hơn khi chúng mang lại sự thoải mái, sảng khoái, tóc mềm mượt, thân tóc bóng khỏe. Tuy thế, những lúc trời lạnh, hay khi bị đau đầu, gội đầu bằng nước hơi ấm lại mang đến tác dụng thư giãn rất nhiều. Tùy vào trường hợp cụ thể, tình trạng tóc mà lựa chọn nước nóng hoặc nước lạnh cho mái tóc. Thực tế, da dầu nhờn phù hợp gội đầu với nước ấm nóng. Da đầu khô, gàu, hoặc yếu phù hợp với nước lạnh. Việc sử dụng nước ấm để gội, các bạn không nên dùng thường xuyên vì nước ấm sẽ lấy đi lượng dầu tự nhiên trên tóc, khiến tóc khô và xơ hơn. Trường hợp dùng nước ấm, độ ấm của nước nên ở khoảng 30- 40 độ sẽ thích hợp cho tóc.
Bạn nên hòa dầu gội với một ít nước để pha loãng trước khi cho lên tóc. Phần dầu gội được hòa tan dễ dàng tạo bọt, luồn lách vào chân tóc trên da đầu. Để dầu gội trực tiếp, lượng dầu phân bố không đều, chỗ ít, chỗ nhiều buộc bạn thêm dầu gội, nếu xả không sạch, da đầu sẽ dễ ngứa do lượng dưỡng ẩm bám vào chân tóc quá nhiều. Có thể gội hai lần, nếu cần thiết, bởi vì lần gội thứ hai chính là bước làm sạch lại tóc khi các biểu bì, da chết bị bong ra ở lần gội đầu tiên.
Không nên làm như thế, vì phần dầu ở da đầu sẽ bị lấy đi nhiều, vô tình khiến chúng mất đi dưỡng chất, khiến chân tóc yếu, tóc dễ khô và xơ. Bạn chỉ cần gội, matxa chân tóc, khi xả với nước, phần dầu gội loãng ra sẽ xuống thân tóc. Chúng vẫn cung cấp đủ độ dưỡng đủ để không làm khô ngọn tóc đồng thời vẫn làm sạch thân tóc của bạn.
Dùng dầu xả hoặc serum dưỡng sau khi gội để mái tóc suôn mượt là bước cần thiết trong việc chăm sóc tóc, nhất là đối với các bạn có mái tóc dài, càng nên sử dụng dầu xả. Quy tắc gội chân – xả ngọn sẽ đem lại hiệu quả cao nhất cho mái tóc. Không nên dùng dầu xả từ chân tóc đến ngọn tóc chỉ khiến tóc nhanh bết lại thôi chứ không bóng mượt. Vì tóc chủ yếu bị xơ khô ở phần ngọn tóc. Chân tóc là phần tóc mới ra và được nuôi dưỡng nhiều hơn các phần tóc còn lại. Do đó, phần dầu xả chỉ dùng ở phần thân tóc và ngọn tóc để hạn chế việc đọng lại dầu thừa. Bạn nên thoa dầu theo tỷ lệ 2/3 chiều dài mái tóc là thích hợp nhất.
Trong móng tay có rất nhiều vi khuẩn, một khi da đầu mỏng manh bị cào rách, sẽ dễ gây nhiễm trùng. Khi xoa dầu gội đầu phải dùng đầu ngón tay (bề mặt ngón tay) nhẹ nhàng massage da đầu, vừa làm sạch vừa lưu thông khí huyết.
Sau khi gội đầu, đây là thời điểm tóc bạn yếu nhất. Khi lau tóc bạn nên lấy khăn thấm nước nhẹ nhàng, bóp nhẹ nhàng từ chân tóc, thân tóc. Đừng chà xát mạnh thân tóc vào khăn, nó chỉ khiến tóc bạn dễ bị rối, gãy nhiều hơn. Để tóc khô tự nhiên với gió, hoặc quạt nhẹ là tốt nhất. Nếu bạn cần làm khô nhanh, trước khi sử dụng máy sấy hãy dùng một lớp dưỡng chống nhiệt cho tóc. Tương tự, khi cần tạo kiểu, nhất định phải có lớp dưỡng chống nhiệt để bảo vệ tóc, vừa giúp cho việc tạo kiểu dễ dàng hơn.
Khi mái tóc không hợp dầu gội, điển hình da đầu bị gàu nhiều, bạn nên đổi sang sản phẩm khác. Nhưng khi tóc đã mướt, khỏe và ít gãy rụng với một loại dầu gội nào đó, bạn nên duy trì. Đừng sử dụng quá nhiều loại để không bị kích ứng lên da đầu. Ngoài ra, bạn có thể dùng xen kẽ các nguyên liệu thiên nhiên như bồ kết, dầu oliu, hương nhu, sả, vỏ bưởi để gội đầu xen kẽ, sẽ rất tốt cho tóc đấy.
Tuỳ theo sản phẩm và mục đích sử dụng sẽ có độ tuổi khác nhau. Cần tìm hiểu và hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.
Có thể kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng và các loại dược phẩm. Tuy nhiên cần hỏi ý kiến và được tư vấn bởi bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.
Có thể sử dụng cùng lúc một số loại thực phẩm chức năng khác nhau để bổ sung dưỡng chất cải thiện sức khỏe, sắc đẹp cho cơ thể. Hãy tìm hiểu kỹ về sức khỏe, nhu cầu của cơ thể cũng như thông tin sản phẩm, được tư vấn bởi bác sĩ, chuyên gia có chuyên môn trước khi sử dụng.
Bổ sung: vì thế cần có sự tư vấn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng, đặc biệt khi liên quan đến các bệnh lý nền.
Tùy theo sản phẩm mà có cách sử dụng khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Cần sử dụng sản phẩm phù hợp và chuyên biệt dành cho độ tuổi của từng trẻ. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên môn, đặc biệt khi liên quan đến bệnh lý nền.
Tùy theo sản phẩm với các tỷ lệ thành phần mà thời gian bổ sung sẽ khác nhau. Cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng
Chị nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng ạ.
Tùy theo sản phẩm và thể trạng sức khỏe. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng sản phẩm.